Các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương hiệu

Các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu được nhận định là một phương thức kinh doanh phổ biến với tỷ lệ thành công cao. Khi quyết định kinh doanh nhượng quyền, có nhiều câu hỏi thường gặp mà các doanh nghiệp cần được giải đáp. 

Trong bài viết này, 1 Phút 30 Giây sẽ đề cập đến một số câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương hiệu. Cũng như, cung cấp những thông tin hữu ích khác đến bạn đọc, xin mời cùng chúng tôi tìm hiểu…

Các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương hiệu. Ảnh Internet

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì? 

Chắc hẳn, ít nhất một lần bạn đã nghe đến cụm từ “nhượng quyền thương hiệu”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này. Chính vì vậy, “nhượng quyền thương hiệu là gì?” là câu hỏi thường gặp nhất khi nhắc đến nhượng quyền thương hiệu. 

Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì? Ảnh Internet

Nhượng quyền thương hiệu là quá trình cho phép một bên (Bên nhượng quyền) cấp phép cho một bên khác (Bên nhận nhượng quyền) sử dụng quyền thương hiệu của họ. Tại đây, Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng thương hiệu, logo, tên thương mại, công thức kinh doanh... của Bên nhượng quyền để bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Tất cả các hoạt động của Bên nhận nhượng quyền sẽ tuân theo thỏa thuận đã được ký kết theo hợp đồng nhượng quyền. 

2. Lợi ích của việc nhượng quyền thương hiệu là gì? 

Nhượng quyền thương hiệu là phương pháp kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho cả Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền:

  • Đối với Bên nhượng quyền: sẽ được mở rộng kinh doanh và tăng trưởng thị trường, bằng cách sử dụng lực lượng lao động và tài chính của Bên nhận nhượng quyền. 
  • Đối với Bên nhận nhượng quyền: có thể khởi đầu một doanh nghiệp với thương hiệu đã được khẳng định. Đồng thời, hưởng lợi từ sự hỗ trợ và kinh nghiệm của Bên nhượng quyền.

3. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên nhượng quyền là gì?

Đi kèm với thành công và lợi ích, nhượng quyền thương hiệu cũng có những quyền và trách nhiệm riêng đối với cả Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền. Tại đây, Bên nhượng quyền có quyền cấp phép sử dụng thương hiệu và thiết lập các quy định về cách sử dụng thương hiệu đó. Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm cung cấp, hỗ trợ đào tạo và giám sát các hoạt động kinh doanh của Bên nhận nhượng quyền. 

Quyền lợi và trách nhiệm của các bên nhượng quyền là gì? Ảnh Internet

Ngược lại, Bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bên nhượng quyền. Đồng thời, đóng các khoản phí nhượng quyền và báo cáo hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Bên nhượng quyền. 

4. Quá trình nhượng quyền thương hiệu gồm những bước nào? 

Quá trình nhượng quyền thương hiệu bắt đầu bằng việc thiết lập một hợp đồng nhượng quyền giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền. Hợp đồng này quy định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Sau đó, Bên nhận nhượng quyền sẽ phải chi trả một khoản phí nhượng quyền và tuân thủ các quy định nhượng quyền theo đúng hợp đồng. Trong quá trình vận hành kinh doanh, Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ, đào tạo và giám sát Bên nhận nhượng quyền. 

Quá trình nhượng quyền thương hiệu gồm những bước nào? Ảnh Internet

5. Kinh doanh nhượng quyền khác như thế nào so với mô hình kinh doanh tự do? 

Kinh doanh nhượng quyền khác với mô hình kinh doanh tự do ở điểm: Bên nhượng quyền cung cấp sự hỗ trợ và sự đồng nhất trong việc vận hành, quản lý doanh nghiệp cho Bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, bên nhận nhượng quyền được hưởng lợi từ thương hiệu đã được xây dựng thành công. Chưa kể, họ còn nhận được sự hỗ trợ về quảng cáo marketing và kinh nghiệm từ Bên nhận nhượng quyền. 

Trong khi đó, người kinh doanh tự do sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và quyết định về mọi khía cạnh của doanh nghiệp. 

Kinh doanh tự do sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và quyết định về mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Ảnh Internet

6. Làm thế nào để chọn một hệ thống nhượng quyền phù hợp?

Có rất nhiều yếu tố để xem xét một hệ thống nhượng quyền có phù hợp với nhu cầu kinh doanh start-up của bạn hay không. Trong đó bao gồm: Uy tín của thương hiệu, lĩnh vực hoạt động, sự hỗ trợ và đào tạo từ Bên nhượng quyền, quyền lợi và trách nhiệm của bạn, kinh phí và nguồn lực của bạn… 

Đến giai đoạn quyết định chọn một hệ thống nhượng quyền, bạn nên nghiên cứu kỹ về hệ thống, tìm hiểu các điều khoản hợp đồng, trò chuyện với Bên nhận nhượng quyền hiện tại của thương hiệu… Sau đó, tổng kết và đánh giá về hệ thống để có cái nhìn tổng quan nhất. 

Hy vọng rằng, các chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về vấn đề “các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương hiệu”. Nếu bạn có ý định tham gia vào mô hình nhượng quyền thương hiệu, hãy lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin của thương hiệu. Đồng thời, tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

Tags: nhuongquyen
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang