Tất tần tật về các hình thức nhượng quyền thương mại và lợi ích của nó

Tất tần tật về các hình thức nhượng quyền thương mại và lợi ích của nó

“Hình thức nhượng quyền thương mại” là một trong những chủ đề “hot” được giới start-up quan tâm. Như bạn đã biết, ngày nay các hoạt động kinh doanh có tính cạnh tranh vô cùng gay gắt. Chính vì vậy, việc mở rộng mạng lưới phân phối và tăng trưởng doanh thu là nhiệm vụ không hề dễ dàng. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã tìm ra phương pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu này, đó là thông qua các hình thức nhượng quyền thương mại. Vậy các hình thức này là gì? Chúng mang đến lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Hãy cùng 1 Phút 30 Giây khám phá thông qua các nội dung dưới đây nhé! 

Tất tần tật về các hình thức nhượng quyền thương mại và lợi ích của nó. Ảnh Internet

1. Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến năm 2023

Nhượng quyền thương hiệu thông qua các hình thức nhượng quyền thương mại là phương pháp kinh doanh phổ biến năm 2023. Cá nhân/ doanh nghiệp (Bên nhượng quyền) sẽ tận dụng sức mạnh của thương hiệu/ mô hình kinh doanh thành công. Sau đó, chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu/ mô hình kinh doanh cho một cá nhân/ doanh nghiệp (Bên nhận nhượng quyền). Từ đó, tạo ra cơ hội tăng trưởng và mở rộng cho thương hiệu. Đây được đánh giá là phương pháp kinh doanh theo tiêu chí đôi bên cùng có lợi. 

1.1. Nhượng quyền thương mại trực tiếp

Hình thức nhượng quyền thương mại đầu tiên 1 Phút 30 Giây muốn giới thiệu đến bạn là nhượng quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising). Đây là hình thức kinh doanh gồm hai bên chủ thể là Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền. Dựa trên cơ sở thỏa thuận hai bên và tiến hành ký kết hợp đồng mà không bị ràng buộc bởi bên thứ 3. 

Nhượng quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising) là hình thức kinh doanh gồm hai bên chủ thể là Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền. Ảnh Internet

1.2. Hình thức nhượng quyền thương mại gián tiếp

Nhượng quyền thương mại gián tiếp (Sub-Franchising) là hình thức nhượng quyền giữa nhiều bên chủ thể gồm: Bên nhượng quyền (Franchisor); Bên nhận nhượng quyền (Franchisee); Bên nhận lại quyền nhượng quyền (Sub-Franchisee). Có thể xem đây là hình thức nhượng quyền thương mại qua đại diện hoặc qua trung gian. Lúc này, Bên nhận nhượng quyền sẽ đóng vai trò là bên nhượng quyền để tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền cho bên thứ 3. 

Nhượng quyền thương mại gián tiếp (Sub-Franchising) là hình thức nhượng quyền giữa nhiều bên chủ thể. Ảnh Internet

Trong suốt quá trình nhượng quyền, Bên nhận nhượng quyền vẫn phải tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, đảm nhiệm công việc quản lý hoạt động của các Bên nhận lại quyền nhượng quyền của mình. 
Đối với Bên nhận lại quyền nhượng quyền, họ sẽ bị giới hạn một số quyền so với Bên nhận nhượng quyền. Trong đó, bao gồm quyền nhượng lại quyền thương mại cho bên khác. 

2. Lợi ích của các hình thức nhượng quyền thương mại

Như đã đề cập, nhượng quyền thương mại là phương pháp kinh doanh theo tiêu chí “WIN-WIN”. Tại đây, Bên nhượng quyền hoặc Bên nhận nhượng quyền đều đạt được những lợi ích như mong muốn.

Nhượng quyền thương mại là phương pháp kinh doanh theo tiêu chí “WIN-WIN”. Ảnh Internet

2.1. Đối với Bên nhượng quyền

  • Mở rộng mạng lưới kinh doanh: Đối với bên nhượng quyền, lợi ích lớn nhất khi tiến hành nhượng quyền thương mại là mở rộng mạng lưới phân phối. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng địa điểm kinh doanh bằng cách tận dụng nguồn lực và sự cam kết của Bên nhận nhượng quyền. 
  • Tăng cường sự đồng nhất: Nhượng quyền thương mại giúp duy trì sự đồng nhất trong hệ thống doanh nghiệp, từ quy trình kinh doanh đến hình ảnh thương hiệu, mang lại sự nhất quán cho khách hàng.

2.2. Đối với Bên nhận nhượng quyền

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Thay vì phải xây dựng mô hình kinh doanh từ đầu, Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng mô hình đã được thiết lập sẵn và tận dụng các quy trình kinh doanh đã được kiểm chứng.
  • Hỗ trợ và đào tạo: Nhận được sự hỗ trợ và đào tạo liên tục từ Bên nhượng quyền cho đến khi Bên nhận nhượng quyền nắm vững mô hình kinh doanh và phát triển kỹ năng quản lý.
  • Tận dụng thương hiệu đã thành công: Bên nhận nhượng quyền có quyền sử dụng thương hiệu đã được xây dựng sẵn, mang lại lợi thế cạnh tranh và tạo lòng tin từ khách hàng.
  • Giảm rủi ro: Nhượng quyền thương mại giúp giảm rủi ro kinh doanh bằng cách Bên nhượng quyền chia sẻ trách nhiệm với Bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, Bên nhận nhượng quyền cũng có thể tận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của Bên nhượng quyền.
Tóm lại, nhượng quyền thương mại là một cách hiệu quả để mở rộng doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu. Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược của bạn, bạn có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền phù hợp với bản thân. 
Với 1 Phút 30 Giây, chúng tôi nhượng quyền kinh doanh theo hình thức trực tiếp. Tạị đây, ngoài chi phí nhượng quyền ban đầu (150tr đồng), 1 Phút 30 Giây chỉ thu thêm 4% phí nguyên liệu trên tháng và không thu thêm bất kỳ chi phí nào khác trong suốt quá trình nhượng quyền. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến nhượng quyền hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian nhanh nhất!
 
Tags: nhuongquyen
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang