Nên nhượng quyền thương hiệu hay tự xây dựng thương hiệu cá nhân?
- Người viết: Mai Kim Liên lúc
- Tin tức
“Nên nhượng quyền thương hiệu hay tự xây dựng thương hiệu cá nhân” là vấn đề được nhiều người khởi nghiệp quan tâm. Nguyên nhân là vì mỗi lựa chọn sẽ có những hành trình. Cũng như, tồn tại những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Do đó, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, các start-up sẽ phải đối mặt với những vấn đề khác nhau. Đồng thời, phải lên kế hoạch ứng phó với từng vấn đề cụ thể. Sau đây, 1 Phút 30 Giây sẽ phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp kinh doanh trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này nhé!
Nên nhượng quyền thương hiệu hay tự xây dựng thương hiệu cá nhân? Ảnh Internet
1. Tìm hiểu ưu và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Đối với những người mới “tập tành” kinh doanh, đầu tư nhượng quyền là lựa chọn vô cùng hấp dẫn. Theo một sống thống kê cho thấy, nhượng quyền thương mại trong những năm gần đây tăng trưởng vô cùng mạnh, nhất là trong lĩnh vực F&B.
1.1. Ưu điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu là loại hình kinh doanh phổ biến được nhiều start-up lựa chọn. Với loại hình này, bên nhận nhượng quyền có thể bắt đầu kinh doanh dựa trên tên của một thương hiệu có “chỗ đứng”. Cũng như, quy trình kinh doanh đã được chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến quản lý. Đặc biệt, hệ thống nhượng quyền đã được thử nghiệm và thành công. Chưa dừng lại ở đó, kinh doanh nhượng quyền còn có nhiều ưu điểm đáng để bạn lựa chọn như:
- Được cấp quyền kinh doanh một thương hiệu đã có vị thế trên thị trường
- Giảm thiểu rủi ro và thời gian xây dựng thương hiệu mới
- Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm nghiệm thực tế, nên bạn sẽ không phải tốn thời gian hoặc chi phí thử nghiệm.
- Được Bên nhượng quyền đào tạo từ A – Z về quản lý, kế hoạch vận hành
- Nhận được sự hỗ trợ truyền thông, marketing từ Bên nhượng quyền
- Có sự đồng bộ giữa doanh nghiệp và cửa hàng chung thương hiệu. Điều này, giúp bạn dễ dàng nhận được sự hỗ trợ khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.
Nhượng quyền thương hiệu là loại hình kinh doanh phổ biến được nhiều start-up lựa chọn. Ảnh Internet
1.2. Nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền
Mỗi mô hình kinh doanh dù hoàn hảo đến đâu cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm. Sau đây, 1 Phút 30 Giây sẽ đề cập đến nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu để bạn có cái nhìn tổng quan nhất. Mời bạn tham khảo:
- Tham gia nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có thương hiệu cá nhân dù hoạt động tốt bao nhiêu năm đi chăng nữa.
- Xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đơn vị nhượng quyền trong cùng hệ thống
- Không được tự ý đổi menu, giá cả và chiến lượng kinh doanh
2. Ưu và nhược điểm của việc tự xây dựng thương hiệu cá nhân
Kinh doanh bằng cách tự xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ tự do hơn so với mô hình nhượng quyền thương hiệu. Vậy phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng 1 Phút 30 Giây khám phá ngay sau đây nhé!
2.1. Ưu điểm của việc tự xây dựng thương hiệu cá nhân
Tự xây dựng thương hiệu cá nhân, tức là bạn được tự do lựa chọn tên thương hiệu, tên sản phẩm. Cũng như, có quyền xây dựng kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp theo ý muốn của bản thân. Ngoài ra, nó còn có một số ưu điểm khác như:
- Tự do lựa chọn mặt bằng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh
- Tự quyết định tên thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ
- Chi phí vốn bỏ ra tùy theo khả năng kinh tế của bản thân. Không bị gò bó trong một khoảng nhất định
- Có quyền thay đổi mọi thứ trong cửa hàng/ doanh nghiệp
- Được sở hữu thương hiệu riêng và có vị thế trên thị trường nếu hoạt động thành công
Tự xây dựng thương hiệu cá nhân, tức là bạn được tự do kinh doanh theo ý bản thân. Ảnh Internet
2.2. Nhược điểm của việc tự xây dựng thương hiệu cá nhân
Tự xây dựng thương hiệu cá nhân tức là tự lo tất cả mọi thứ từ mặt bằng, chi phí đến quản lý. Chính vì vậy, phương pháp kinh doanh này tồn tại rất nhiều nhược điểm và rủi ro như:
Bạn thiếu kinh nghiệm/ kiến thức sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý. Từ đó, tốn kém chi phí để học hỏi.
- Thương hiệu còn non trẻ, chưa nhận được sự chấp nhận lập tức từ người tiêu dùng
- Tốn thời gian và chi phí thử nghiệm
- Chỉ được biết đến ở 1 phạm vi địa lý rất nhỏ
- Không đảm bảo được tính lâu dài cho thương hiệu
Tự xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ tốn thời gian rất nhiều. Ảnh Internet
3. Có nên nhượng quyền thương hiệu hay tự xây dựng thương hiệu cá nhân?
Như đã đề cập ở trên, nhượng quyền thương hiệu và tự xây dựng thương hiệu cá nhân đều có những ưu điểm/ nhược điểm khác nhau. Do đó, để có lựa chọn đúng đắn, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan. Đầu tiên, cân nhắc về tài chính và nguồn lực có sẵn. Nhượng quyền thương hiệu yêu cầu một khoản phí ban đầu và các chi phí liên quan hàng tháng, trong khi tự xây dựng thương hiệu đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức.
Tiếp theo, hãy xem xét về mục tiêu kinh doanh và giá trị cá nhân. Nhượng quyền thương hiệu có thể phù hợp nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhanh chóng với sự hỗ trợ sẵn có và sự tin tưởng từ khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự do sáng tạo và xây dựng một thương hiệu phản ánh đúng giá trị của mình, thì tự xây dựng thương hiệu có thể là lựa chọn tốt hơn.
Tóm lại, vấn đề nhượng quyền thương hiệu hay tự xây dựng thương hiệu cá nhân không có một câu trả lời duy nhất. Điều quan trọng là cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố tài chính, mục tiêu kinh doanh và giá trị cá nhân để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình và mục tiêu kinh doanh của bạn.