Thức ăn nhanh được biết đến là loại thực phẩm được chế biến và phục vụ nhanh chóng. Chúng thường thu hút người tiêu dùng bởi giác cả phải chăng và tính tiện lợi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Dưới đây là 6 tác động của thức ăn nhanh đối với cơ thể, bạn nên biết!
1. Thức ăn nhanh và mức độ phổ biến của chúng
Thức ăn nhanh (fasfood) là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến sẵn. Chúng thường được hăm nóng trước khi phục vụ cho khách hàng, giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Do đó, loại đồ ăn này trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, người bận rộn. Theo phân tích của Viện thực phẩm về dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động: “Giới trẻ đã chi khoảng 45% số tiền dành cho thực phẩm vào thức ăn nhanh”.
Thức ăn nhanh (fasfood) là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến sẵn. Ảnh Internet
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, thức ăn nhanh không phải là “thực phẩm rác”, gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chế biến khiến chúng chứa nhiều đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe. Điều này khiến món ăn giàu calo nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Việc thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng bằng thức ăn nhanh có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Ví dụ như gây rối loạn về cân nặng, thừa cân, bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
2. Lợi ích của thức ăn nhanh
Như đã đề cập, thức ăn nhanh là lựa chọn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bởi những món ăn này có giá thành phải chăng và không mất quá nhiều thời gian để chế biến. Chúng khá tiện lợi và có thể mang đến nhiều nơi khác nhau để thưởng thức. Ví dụ như bạn có thể vừa học, vừa làm việc và vừa ăn sáng bằng bánh hamburger. Do đó, thức ăn nhanh cực kỳ phù hợp với lối sống hiện đại và đầy bận rộn.
Hơn hết, thức ăn nhanh có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và phù hợp khẩu vị của nhiều người. Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh muốn thu hút khách hàng còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi. Đặc biệt, họ còn kết hợp đa dạng thực phẩm để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Điều này giúp đảm bảo tinh thần tiện lợi của món ăn và nâng cao sức khỏe của người tiêu dùng. Ví dụ như thương hiệu ăn sáng 1 Phút 30 Giây – Nơi cung cấp các combo ăn sáng với đầy đủ rau, thịt, tinh bột… Đảm bảo giúp bạn có bữa ăn ngon, dinh dưỡng và ATVSTP.
Các combo ăn sáng của 1 Phút 30 Giây có đầy đủ rau, thịt, tinh bột…
3. 6 tác động của thức ăn nhanh đối với cơ thể
Một số món thức ăn nhanh chứa nhiều calo, đường, muối và chất béo có hại cho sức khỏe. Nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ khiến cơ thể đối mặt với các tình trạng như sau:
- Tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch: Hàm lượng muối có trong thức ăn nhanh rất cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể khiến cơ thể bị tăng huyết áp. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Gây tăng cân: Thức ăn nhanh chứa rất nhiều calo, chất béo và đường. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa calo và gây tăng cân.
- Thiếu hụt chất xơ: Một số loại món ăn nhanh không chứa rau củ quả hoặc chất xơ. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón…
- Gây tăng cholesterol: Thức ăn nhanh thường chứa lượng chất béo bão hòa cao, gây tăng cholesterol LDL (độc hại). Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Do thức ăn nhanh thường ít đa dạng và thiếu các loại thực phẩm, nên có thể dẫn đến thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2: Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và các vấn đề về chuyển hóa.
Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh không lành mạnh có thể gây tăng cân. Ảnh Internet
Tóm lại, việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó cần phải cân nhắc và hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu yêu thích thức ăn nhanh, hãy kết hợp cùng các nguồn thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng khác như rau, củ, quả…