Thức ăn nhanh thường bị đánh giá là không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân đến từ quy trình chế biến làm món ăn chứa nhiều calo, muối và chất béo có hại. Nếu biết cách chế biến và kết hợp nguyên liệu, thức ăn nhanh vẫn có thể là món ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Sau đây là 7 cách biến hóa giúp thức ăn nhanh trở nên lành mạnh. Đọc ngay để có bữa ăn ngon miệng, đúng gu và tốt cho sức khỏe bạn nhé!
1. Sử dụng vỏ bánh mì ngũ cốc nguyên hạt để làm sandwich
Theo một số nghiên cứu cho thấy, ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh hơn ngũ cốc tinh chế. Chúng có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư… Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất phytochemical… tốt cho sức khỏe. Do đó, khi làm sandwich bạn nên chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Ví dụ như bánh mì lúa mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
Khi làm sandwich bạn nên chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ lành mạnh hơn. Ảnh Internet
2. Dùng vỏ bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt cho burger
Một chiếc burger đến từ cửa hàng thức ăn nhanh có vị thơm ngon khó cưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn lo lắng về việc chiếc bánh này có thể được làm từ nguyên liệu không lành mạnh. Những lúc như thế này, bạn hãy tự tay làm bánh burger ngay tại nhà. Điều này giúp đảm bảo nguyên liệu bổ dưỡng, an toàn và phù hợp sở thích cá nhân.
Dùng vỏ bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt cho burger sẽ giúp món ăn trở nên lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Ảnh Internet
Để món ăn lành mạnh hơn, bạn hãy chọn vỏ bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt. Ngoài ra, phần nhân nên được làm từ thịt nạc, gia vị ít béo như pesto, sốt tahini, rau sống… Điều này sẽ giúp giảm lượng calo, muối, chất béo có hại… Từ đó, giúp món ăn trở nên lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.
3. Ăn salad cùng thịt gà áp chảo
Gà rán giòn là món ăn thơm ngon, béo ngậy nhưng không tốt cho sức khỏe. Bởi món ăn này được chiên ngập trong dầu. Do đó, khi chế biến salad, bạn hãy thay thế gà rán giòn bằng gà áp chảo. Phần thịt gà chỉ nên sử dụng phần ức không chứa da hoặc xương. Khi áp chảo, nên sử dụng dầu ô liu để giảm lượng chất béo động vật không lành mạnh. Hãy sử dụng các loại thực phẩm và gia vị ít chất béo như tiêu, tỏi, hành tây, rau mùi… Điều này giúp món ăn trở nên lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.
Ăn salad cùng thịt gà áp chảo. Ảnh Internet
4. Sử dụng vỏ bánh pizza làm từ bột mì nguyên cám
Món bánh pizza làm từ bột mì nguyên cám thường lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Khi chọn bánh, bạn nên ưu tiên chọn loại pizza chứa xốt pesto, xốt cà chua, phô mát ít béo… Đối với topping, hãy chọn loại chứa nhiều rau củ quả tươi như cà chua, nấm, ô liu, dưa leo… Chiếc pizza làm từ chiếc làm từ các thành phần này sẽ lành mạnh và thích hợp cho mọi thành viên trong gia đình.
Món bánh pizza làm từ bột mì nguyên cám thường lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Ảnh Internet
5. Khoai tây nướng
Thay vì nhấm nháp khoai tây chiên, bạn nên ưu tiên ăn khoai tây nướng. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Khoai tây không mất nhiều vitamin C khi được nướng, áp chảo hoặc nấu trong lò vi sóng”. Để thưởng thức khoai tây nướng, bạn có thể cắt khoai tây thành lát nhỏ vừa ăn. Sau đó, thêm một ít dầu ô liu, rắc chút muối, tiêu, rau thơm... Tiếp theo, nướng cho đến khi khoai tây chín vàng và thưởng thức. Khoai tây được làm theo cách này không chỉ ngon, mà còn lành mạnh.
Khoai tây không mất nhiều vitamin C khi được nướng, áp chảo hoặc nấu trong lò vi sóng. Ảnh Internet
Trên đây là một số chia sẻ về 5 cách biến hóa giúp thức ăn nhanh trở nên lành mạnh. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Bằng cách lựa chọn các lựa chọn tốt cho sức khỏe và kiểm soát phần ăn của bạn, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức thức ăn nhanh một cách thông minh và lành mạnh.