Xu hướng “ăn sáng giờ trưa” của giới trẻ và những nguy hại đối với sức khỏe

Xu hướng “ăn sáng giờ trưa” của giới trẻ và những nguy hại đối với sức khỏe

Trong cuộc sống hiện đại, việc ăn sáng muộn hoặc thậm chí bỏ qua bữa sáng đã trở thành một thói quen khá phổ biến ở nhiều bạn trẻ. Điều này thường xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: lo sợ trễ giờ làm, dậy muộn, cảm giác lười biếng hoặc thậm chí là do sự chủ quan với sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng thói quen này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. 

Vậy bữa sáng quan trọng như thế nào? Chúng gây hại gì đối với sức khỏe? Hãy cùng 1 Phút 30 Giây giải đáp thông qua các chia sẻ dưới đây nhé!

1. Bữa sáng quan trọng như thế nào?

Bữa sáng luôn được các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bởi nó cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi và chuẩn bị cho các hoạt động với cường độ cao vào buổi sáng. Khi chúng ta bỏ qua bữa sáng hoặc chỉ ăn một cách sơ sài, cơ thể sẽ không nhận đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Bữa sáng luôn được các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ảnh Internet

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có thói quen ăn sáng thường xuyên sẽ có xu hướng khỏe mạnh hơn, ít bị thừa cân hoặc béo phì và có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thấp hơn. Họ cũng có xu hướng duy trì các thói quen lành mạnh khác trong cuộc sống hàng ngày.

2. Những nguy hại khi bỏ qua bữa sáng

Như đã đề cập, ăn sáng muộn hoặc thường xuyên bỏ qua bữa sáng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Sau đây là một số tác động tiêu cực của việc không ăn sáng đối với cơ thể: 

2.1. Các bệnh lý về tiêu hóa

Một trong những hậu quả rõ ràng nhất của việc bỏ bữa sáng là nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày. Khi dạ dày trống rỗng, dịch vị vẫn tiết ra nhưng không có hức ăn để tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến việc dịch vị "tấn công" niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét và đau dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây chảy máu, xuất huyết. Đồng thời, gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón.

Một trong những hậu quả rõ ràng nhất của việc bỏ bữa sáng là nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày. Ảnh Internet

2.2. Thiếu hụt dinh dưỡng

Bữa sáng giúp bổ sung dinh dưỡng sau một đêm dài không ăn uống. Nếu bỏ qua bữa sáng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó, làm giảm khả năng hấp thụ các chất cần thiết như chất xơ, protein, và các vitamin quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng lượng trong ngày mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Nếu bỏ qua bữa sáng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Ảnh Internet

2.3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính

Thói quen bỏ bữa sáng còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Khi không ăn sáng, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng đói cồn cào, dẫn đến việc ăn uống không kiểm soát trong suốt cả ngày. Điều này có thể gây tăng cân nhanh chóng và là nguyên nhân trực tiếp của các bệnh liên quan đến thừa cân như tiểu đường, bệnh tim mạch và huyết áp cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bữa sáng giàu chất xơ và ngũ cốc thô có thể giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch.

Thói quen bỏ bữa sáng còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch. Ảnh Internet

2.4. Ảnh hưởng đến tinh thần và khả năng tập trung

Không ăn sáng còn làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Điều này không chỉ gây ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, mà còn làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Khi não bộ không nhận đủ năng lượng, hiệu quả công việc và học tập sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Không ăn sáng làm ảnh hưởng đến tinh thần và khả năng tập trung. Ảnh Internet

3. Làm thế nào để ăn sáng đúng cách?

Để có một sức khỏe tốt, việc duy trì thói quen ăn sáng đúng giờ và đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Bữa sáng nên được ăn trước 8 giờ sáng hoặc trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sau khi thức dậy. Một bữa sáng đầy đủ cần cung cấp ít nhất 1/4 đến 1/3 năng lượng trong ngày, bao gồm các nhóm thực phẩm như bột đường, đạm, béo, rau và trái cây. Việc bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Bữa sáng nên được ăn trước 8 giờ sáng hoặc trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sau khi thức dậy. Ảnh Internet

Tránh thói quen chỉ uống cà phê hoặc ăn một chút bánh ngọt vào buổi sáng. Cà phê tuy giúp chống oxy hóa nhưng không thể thay thế bữa sáng đầy đủ. Bánh ngọt thường chứa nhiều đường và hydratcarbon đơn giản, không tốt cho sức khỏe lâu dài. Trái cây, dù tốt, cũng không cung cấp đủ protein và calo cần thiết cho một ngày năng động.

Bữa sáng là nền tảng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng và sức khỏe. Đừng để những thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Hãy tạo thói quen ăn sáng đều đặn, đúng giờ và đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
 

Tags: ansang
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang