Thỏa thuận nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền có gì khác nhau?

Thỏa thuận nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền có gì khác nhau?

Thỏa thuận nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền thương mại đều là các hiệp định giữa hai bên liên quan đến việc chuyển giao quyền lợi. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng khác biệt về bản chất và phạm vi quyền lợi. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai loại hiệp định này:

1. Thỏa thuận nhượng quyền là gì?

Thỏa thuận nhượng quyền (Concession Agreement) là một hợp đồng giữa một công ty và chính phủ. Trong thỏa thuận này, chính phủ cấp phép cho công ty quyền hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, trong giới hạn phạm vi quyền hạn mà chính phủ cho phép, theo các điều khoản nhất định.

Thỏa thuận nhượng quyền (Concession Agreement) là một hợp đồng giữa một công ty và chính phủ. Ảnh Internet

Ngoài ra, Thỏa thuận nhượng quyền cũng có thể áp dụng trong các thỏa thuận giữa chủ sở hữu một cơ sở vật chất phi chính phủ và bên được nhượng quyền hoặc bên nhận quyền. Trong trường hợp này, chủ sở hữu cấp cho bên nhận quyền một số đặc quyền để thực hiện hoạt động kinh doanh tại cơ sở vật chất trong một khoảng thời gian xác định và phải tuân thủ theo các điều kiện đã được quy định.

2. Cách thức hoạt động của Thỏa thuận nhượng quyền

Thỏa thuận nhượng quyền hoạt động theo cách đặc biệt tùy thuộc vào ngành công nghiệp và qui mô của hợp đồng, từ những thỏa thuận khai thác tài nguyên với giá trị hàng trăm triệu đô la đến các giao kèo nhượng quyền thực phẩm và đồ uống tại các rạp chiếu phim địa phương.

Nội dung của một thỏa thuận nhượng quyền phụ thuộc nhiều vào tính chất và hấp dẫn của việc nhượng quyền. Ảnh Internet

Ví dụ, một hợp đồng nhượng quyền để bán thực phẩm tại một sân vận động nổi tiếng có thể không chứa nhiều ưu đãi cho bên nhận quyền. Ngược lại, khi chính phủ muốn thu hút các công ty khai thác tài nguyên đến một khu vực đặc biệt khó khăn, họ có thể đưa ra các ưu đãi như giảm thuế và tỷ lệ phí nhượng quyền thấp hơn để kích thích sự quan tâm.

Trong tất cả các trường hợp, bên nhận quyền phải thanh toán một khoản phí nhượng quyền định kỳ theo hợp đồng. Các ưu đãi từ chính phủ thường giảm khi giao dịch có tiềm năng lợi nhuận cao.

Thỏa thuận nhượng quyền giữa chính phủ và doanh nghiệp thường liên quan đến quyền sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng, như đường sắt. Những quyền này có thể được cấp cho các doanh nghiệp cá nhân hoặc có thể là độc quyền, phụ thuộc vào sự quyết định của chính phủ. Trong hợp đồng này, chính phủ thường đưa ra quy định về xây dựng, bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng và các tiêu chuẩn hoạt động.

3. Thỏa thuận nhượng quyền và Hợp đồng nhượng quyền thương mại có gì khác nhau?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchise agreement) là một dạng hợp đồng mà bên nhận quyền (franchisee) được ủy quyền sử dụng các quy trình và thương hiệu độc quyền của bên nhượng quyền (franchisor) để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ dưới tên của bên nhượng quyền.

Trong mô hình nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thường phải thanh toán cho bên nhượng quyền một khoản phí ban đầu hoặc một khoản phí định kỳ (như phí cấp phép hàng năm), hoặc cả hai loại phí này.

Hợp đồng nhượng quyền là một thỏa thuận giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền. Ảnh Internet

Ngược lại với Thỏa thuận nhượng quyền thương mại được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thỏa thuận nhượng quyền (Concession agreement) được sử dụng trong mô hình quan hệ đối tác công tư. Trong mô hình này, bên nhượng quyền thường là chính phủ hoặc chính quyền địa phương, cấp quyền sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng cho một doanh nghiệp với quyền hạn cho phép trong một khoảng thời gian xác định trước.

Thỏa thuận nhượng quyền này cũng có thể áp dụng trong các giao kèo giữa chủ sở hữu một cơ sở vật chất không thuộc chính phủ và một doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp sử dụng một số đặc quyền kinh doanh tại cơ sở vật chất này trong một khoảng thời gian cụ thể.

Các khoản phí phải thanh toán cho bên nhượng quyền có thể bao gồm tiền thuê địa điểm, tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng trên tài sản được nhượng quyền sử dụng, hoặc cả hai.

Nguồn: Vietnambiz

Tags: nhuongquyen
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang