Nhận nhượng quyền thương mại là một cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức. Do vậy, trước khi quyết định đầu tư vào một hệ thống nhượng quyền, bạn cần hiểu rõ các mối đe dọa tiềm ẩn đó là gì? Đồng thời, xem xét cẩn thận tất cả các khía cạnh khác nhau của thương vụ để giảm thiểu thất bại một cách tối đa nhất.
Sau đây, 1 Phút 30 Giây sẽ tóm tắt một số rủi ro phổ biến khi nhận nhượng quyền thương mại. Xin mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan hơn về cơ hội đầu tư này.
1. Không đảm bảo thành công 100%
Mặc dù, bạn đang tham gia vào một hệ thống nhượng quyền uy tín và đã được thiết lập, nhưng không có điều gì đảm bảo 100% rằng bạn sẽ thành công. Sự thành công của một đơn vị nhượng quyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: quản lý hiệu quả, thị trường địa phương và cách làm việc với hệ thống chủ quản.
Nhận nhượng quyền thương mại không đảm bảo thành công 100%. Ảnh Internet
Do đó, thể thành công bạn phải hoạt động hết công suất, tìm hiểu thị trường một cách cặn kẽ. Đồng thời, bạn phải thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với hệ thống chủ quản.
2. Rủi ro khi nhận nhượng quyền thương mại - Chi phí ban đầu cao
Một trong những rủi ro khi nhận nhượng quyền thương mại là chi phí đầu tư ban đầu cao. Để mua quyền nhượng quyền, bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn. Chưa kể, bạn còn phải chuẩn bị tiền để mở cửa hàng, trả phí thuê nhân viên và phí quảng cáo. Điều này có thể tạo áp lực tài chính khá lớn nếu bạn không có khoản dành dụm từ trước.
Rủi ro khi nhận nhượng quyền thương mại là chi phí ban đầu cao. Ảnh Internet
3. Chi phí phát sinh quá lớn
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị nhượng quyền mập mờ về “chi phí phát sinh” trong quá trình nhượng quyền. Tuy nhiên, khi bắt đầu đi vào hoạt động một số hệ thống nhượng quyền sẽ bắt bạn trả nhiều chi phí khác nhau như phí hoạt động, phí quảng cáo, phí duy trì quyền nhượng quyền hàng năm, phí phát triển hệ thống… Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh của bạn. Do đó, để giảm thiểu các chi phí phát sinh trên, bạn nên trao đổi với Bên nhượng quyền ngay từ đầu.
Có rất nhiều đơn vị nhượng quyền mập mờ về “chi phí phát sinh” trong quá trình nhượng quyền. Ảnh Internet
4. Giới hạn khả năng tự quyết định
Khi bạn là một đơn vị nhận nhượng quyền, bạn phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của hệ thống. Điều này có nghĩa rằng: “bạn khó có khả năng tự quyết định trong việc quản lý kinh doanh của mình và phải tuân theo các quy tắc của hệ thống”. Lâu dần, sự linh hoạt và sáng tạo trong kinh doanh của bạn sẽ bị mai một.
Khi nhượng quyền bạn khó có khả năng tự quyết định trong việc quản lý kinh doanh của mình. Ảnh Internet
5. Sự cạnh tranh với các đơn vị trong cùng hệ thống
Một trong những mối đe dọa cho sự thành công của bạn khi nhận nhượng quyền là tính cạnh tranh giữa các đơn vị trong hệ thống. Chưa kể, bạn còn phải đối mặt với các đối thủ cùng lĩnh vực tại thị trường địa phương. Điều này đặt ra thách thức lớn cho bạn về việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Nhượng quyền có tính cạnh tranh rất cao. Ảnh Internet
6. Sự phụ thuộc vào thương hiệu
Khi là một đơn vị nhận nhượng quyền, bạn sẽ bị phụ thuộc vào sự thành công của thương hiệu mẹ. Nếu hệ thống gặp khó khăn hoặc bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tài chính hoặc luật pháp, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của bạn.
Khi là một đơn vị nhận nhượng quyền, bạn sẽ bị phụ thuộc vào sự thành công của thương hiệu mẹ. Ảnh Internet
7. Thời gian kết thúc hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại thường có thời hạn cố định từ 5 năm trở lên. Nếu quá trình kinh doanh diễn ra không thuận lợi và bạn muốn kết thúc hợp đồng trước thời hạn hoặc không gia hạn, bạn có thể phải đối mặt với các hậu quả pháp lý và tài chính.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại thường có thời hạn cố định từ 5 năm trở lên. Ảnh Internet
Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền hạn chế việc chuyển nhượng hoặc bán lại quyền nhượng quyền. Điều này có thể khiến việc thoát khỏi thương vụ của bạn trở nên khó khăn.
Trên đây là một số thông tin về “những rủi ro khi nhận nhượng quyền thương mại” mà 1 Phút 30 Giây đã tổng hợp được. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Lời khuyên của chúng tôi là “trước khi nhận nhượng quyền thương mại, bạn nên tìm hiểu kỹ về hệ thống, đánh giá khả năng tài chính của bản thân và xem xét các tùy chọn khác trong ngành kinh doanh mà bạn quan tâm. Đồng thời, hãy cân nhắc cẩn thận, thảo luận với các chuyên gia tư vấn kinh doanh để đảm bảo bạn hiểu rõ mọi khía cạnh của thương vụ trước khi ký hợp đồng”. Chúc bạn tìm được cơ hội đầu tư phù hợp!