Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh ít rủi ro và dễ thành công. Mô hình này giúp thương hiệu mở rộng mạng lưới nhanh chóng mà không phải tự đầu tư 100% vốn. Tuy nhiên, để hệ thống vận hành trơn tru, đồng bộ và bền vững, việc tuân thủ các quy định pháp lý, quy trình quản lý và nguyên tắc hỗ trợ đối tác là điều không thể bỏ qua.
Dưới đây là những quy định và lưu ý quan trọng mà bất kỳ thương hiệu nào đang hoặc sắp triển khai nhượng quyền cũng cần nắm rõ.
1. Tuân thủ đúng quy định pháp luật về nhượng quyền
Việc nhượng quyền thương hiệu không chỉ là một thỏa thuận kinh doanh giữa hai bên, mà còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, đặc biệt là theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Một số lưu ý pháp lý cơ bản khi nhượng quyền:
- Hợp đồng nhượng quyền phải được lập bằng văn bản và có các điều khoản rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, điều kiện thanh lý, chấm dứt hợp đồng…
- Bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương (nếu là nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam) hoặc thông báo với Sở Công Thương (nếu nhượng quyền trong nước).
- Cần xác định rõ phạm vi sử dụng thương hiệu, thời hạn hợp đồng, khu vực hoạt động và quyền nhượng quyền lại (nếu có).
2. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm – dịch vụ
Dù thương hiệu của bạn đã nổi tiếng đến đâu, nếu chất lượng tại các điểm nhượng quyền không đồng đều thì khách hàng vẫn sẽ cảm thấy thất vọng. Vì vậy, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn rõ ràng và quy trình kiểm tra định kỳ.
Thiết lập quy chuẩn vận hành (SOP) cho toàn bộ chuỗi: từ nguyên liệu, cách chế biến, cách phục vụ đến phong cách bài trí không gian.
Cần có đội ngũ kiểm tra, đánh giá định kỳ chất lượng tại các điểm bán. Việc này không chỉ giúp duy trì chất lượng đồng nhất mà còn là cách thể hiện sự đồng hành và trách nhiệm của thương hiệu với đối tác nhận quyền.
Có chính sách xử lý rõ ràng nếu phát hiện vi phạm tiêu chuẩn chất lượng.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Ảnh Internet
3. Đào tạo và hỗ trợ – yếu tố sống còn cho người mới
Không phải ai cũng có kinh nghiệm kinh doanh, vì thế đào tạo và hỗ trợ là phần không thể thiếu trong mô hình nhượng quyền.
Trước khi khai trương, bên nhận quyền cần được đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm, quy trình phục vụ, kỹ năng bán hàng, marketing địa phương…
Sau khi vận hành, bên nhượng quyền cần tiếp tục hỗ trợ về chiến lược kinh doanh, xử lý khủng hoảng, cập nhật thực đơn, chiến dịch truyền thông…
Tạo kênh kết nối thường xuyên để bên nhận quyền có thể phản hồi, xin tư vấn khi gặp khó khăn.
Khi nhận quyền thành công, đối tác phát triển tốt, họ chính là những đại sứ thương hiệu lan tỏa hình ảnh tích cực của bạn.
Đào tạo và hỗ trợ – yếu tố sống còn cho người mới. Ảnh Internet
4. Quản lý hệ thống và giám sát vận hành
Sau khi đã ký hợp đồng và cửa hàng đi vào hoạt động, việc theo dõi, giám sát vẫn cần diễn ra liên tục và có hệ thống. Đừng để mô hình nhượng quyền biến thành “mạnh ai nấy làm”.
Thiết lập phần mềm quản lý tập trung để theo dõi doanh thu, báo cáo tồn kho, hiệu suất bán hàng theo thời gian thực.
Cử nhân sự phụ trách từng khu vực để giám sát sát sao và hỗ trợ khi cần.
Có chính sách khuyến khích những đơn vị vận hành tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn thương hiệu.
Quản lý hệ thống và giám sát vận hành. Ảnh Internet
Nhượng quyền thương hiệu là “một cuộc chơi” không dành cho người thiếu chuẩn bị. Bạn không thể chỉ “bán thương hiệu” rồi phó mặc cho đối tác tự xoay sở. Muốn đi xa, bạn cần đồng hành từ pháp lý đến chất lượng và từ đào tạo đến giám sát.
Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai mô hình nhượng quyền thực tế, 1 Phút 30 Giây hiểu rằng, mỗi hợp tác nhượng quyền thành công không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn là cơ hội để xây dựng một cộng đồng kinh doanh cùng phát triển. Nếu bạn muốn nhượng quyền thương hiệu Hệ Thống Thức Ăn Sáng 1 Phút 30 Giây, vui lòng liên hệ: 0906. 09 08 02.