Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Theo một báo cáo thống kê vào năm 2020 từ Bộ Công Thương, Việt Nam cho phép hơn 260 doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền. Điều này cho thấy, kinh doanh nhượng quyền là một hoạt động thương mại đang được ưa chuộng tại nước ta.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhượng quyền thương hiệu đòi hỏi sự cẩn trọng và nghiêm túc từ cả Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền. Điều này nhằm đảm bảo sự thành công lâu dài cho mô hình kinh doanh. Với tình hình hiện nay, điểm quan trọng không chỉ nằm ở khâu chọn đối tác phù hợp hay chuẩn bị hợp đồng nhượng quyền chỉnh chu, mà còn nằm ở việc duy trì mối quan hệ hài hòa, lâu dài giữa các bên liên quan.
Chính vì vậy, bài viết dưới đây 1 Phút 30 Giây sẽ tập trung “mổ xẻ” vào những lưu ý quan trọng mà cả Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền cần xem xét khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu.
Những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Ảnh Internet
1. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với Bên nhượng quyền
Khi nhượng quyền thương hiệu, Bên nhượng quyền (franchisor) cần xem xét và áp dụng những lưu ý sau đây để đảm bảo quá trình nhượng quyền diễn ra một cách thành công và bền vững:
1.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo vệ thương hiệu bằng cách đăng ký bản quyền và các yếu tố sở hữu trí tuệ khác để tránh rủi ro vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.
Trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền, chủ thương hiệu cần đăng ký bản quyền cho thương hiệu. Ảnh Internet
1.2. Chuẩn bị chi tiết trước khi nhượng quyền
Chuẩn bị một hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm: quy trình vận hành, sản phẩm/dịch vụ, tài liệu đào tạo, và hỗ trợ sau bán hàng. Việc có sẵn những tài liệu và quy trình rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn và tăng khả năng thành công của Bên nhận nhượng quyền (franchisee).
1.3. Lựa chọn đối tác phù hợp
Tiến hành lựa chọn đối tác một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Đối tác phải có đủ tài năng, kinh nghiệm và cam kết để quản lý và phát triển thương hiệu theo tiêu chuẩn đã đề ra.
1.4. Tạo hợp đồng nhượng quyền rõ ràng
Hợp đồng nhượng quyền nên được viết một cách rõ ràng và chi tiết. Tốt nhất nên định rõ quyền và trách nhiệm của cả hai bên. Cũng như, điều kiện chấm dứt hợp đồng, chi phí và lợi nhuận chia sẻ khác.
Bên nhượng quyền cần lưu ý tạo hợp đồng nhượng quyền rõ ràng. Ảnh Internet
1.5. Hỗ trợ và đào tạo cho Bên nhận nhượng quyền
Cần cam kết hỗ trợ và đào tạo cho Bên nhận nhượng quyền. Điều này giúp Bên nhận nhượng quyền nắm vững cách vận hành kinh doanh, tăng cường chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời tạo sự đồng nhất trong toàn hệ thống.
1.6. Giám sát và hỗ trợ liên tục cho Bên nhận nhượng quyền
Cần tiếp tục giám sát và hỗ trợ liên tục Bên nhận nhượng quyền trong suốt thời gian hợp đồng. Sự hỗ trợ định kỳ và định hướng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và ổn định trong việc vận hành kinh doanh.
1.7. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với Bên nhận nhượng quyền
Xây dựng mối quan hệ tin cậy và lâu dài với Bên nhận nhượng quyền sẽ giúp tạo lòng tin và cam kết từ phía đối tác, giúp mở rộng thương hiệu và tăng cường thành công của cả hai bên trong tương lai.
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với Bên nhận nhượng quyền. Ảnh Internet
2. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhận nhượng quyền
Cũng giống như Bên nhượng quyền. Khi “dấn thân” vào hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, Bên nhận nhượng quyền (franchisee) cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau để quá trình nhượng quyền diễn ra một cách hiệu quả và thành công:
2.1. Nghiên cứu thương hiệu và mô hình kinh doanh
Trước khi cam kết nhận nhượng quyền, Bên nhận nhượng quyền nên nghiên cứu kỹ về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, và mô hình kinh doanh mà bạn sẽ tham gia. Điều này giúp đảm bảo rằng mô hình kinh doanh phù hợp với khả năng và mục tiêu kinh doanh của bạn.
Bên nhận nhượng quyền cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Ảnh Internet
2.2. Xác định nhu cầu và khả năng tài chính
Bên nhận nhượng quyền cần xác định rõ nhu cầu và khả năng tài chính. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng: “bạn có đủ vốn để đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh theo tiêu chuẩn của thương hiệu”.
2.3. Xem xét hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
Thông thường, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu sẽ do Bên nhượng quyền soạn thảo. Đối với Bên nhận nhượng quyền, bạn cần xem xét hợp đồng đó một cách cẩn thận. Hãy đảm bảo rằng, bạn hiểu rõ các điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình kinh doanh dưới thương hiệu đó.
2.4. Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo và hỗ trợ do Bên nhượng quyền tổ chức
Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo và hỗ trợ do bên nhượng quyền tổ chức là biện pháp tốt nhất giúp bạn nắm vững cách vận hành kinh doanh theo tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp quá trình kinh doanh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo và hỗ trợ do Bên nhượng quyền tổ chức. Ảnh Internet
2.5. Tuân thủ quy chuẩn và quy trình do Bên nhượng quyền đề ra
Để duy trì chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và uy tín của thương hiệu, Bên nhượng quyền sẽ đề ra các quy chuẩn và quy trình. Lúc này, bạn nên tuân thủ và thực hiện tất cả các quy tắc theo đúng quy định của hợp đồng.
2.6. Phát triển kỹ năng quản lý và tiếp thị
Bên nhận nhượng quyền nên phát triển và nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh và tiếp thị. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh trong thị trường.
2.7. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với Bên nhượng quyền
Cần xây dựng mối quan hệ đồng lòng và lâu dài với Bên nhượng quyền. Điều này giúp tạo lòng tin và sự hỗ trợ trong việc phát triển thương hiệu và mở rộng kinh doanh.
Tóm lại, khi nhượng quyền thương hiệu cả Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền đều cần xem xét và áp dụng những lưu ý trên. Điều này sẽ giúp tạo nên một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thành công và đem lại lợi ích cho cả hai bên liên quan.