Người bị đường huyết cao nên ăn bữa sáng mặn hay ngọt? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi bữa sáng mặn hay ngọt có tác động rất khác nhau đến lượng đường huyết. Nếu chọn bữa sáng không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nên ăn sáng món ăn hay món ngọt để ổn định cơ thể? Mời bạn cùng 1 Phút 30 Giây tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viêt sau!
1. Bữa sáng với món ăn ngọt
Những món như bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền, sinh tố trái cây, bánh kếp… thường xuất hiện trong thực đơn sáng của rất nhiều người. Bởi chúng có vị hấp dẫn, tiện lợi và cung cấp năng lượng nhanh. Tuy nhiên, các món ngọt thường chứa nhiều đường, nhưng ít protein và chất béo lành mạnh – hai yếu tố cần thiết giúp ổn định đường huyết và duy trì cảm giác no lâu hơn.
Với người có đường huyết cao, việc nạp quá nhiều đường vào buổi sáng có thể khiến lượng glucose trong máu tăng vọt, sau đó lại giảm nhanh chóng. Từ đó, khiến cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt và dễ thèm ăn trở lại. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Bữa sáng ngọt. Ảnh Internet
2. Bữa sáng với các món mặn
Theo các chuyên gia, người bị đường huyết cao nên ăn sáng bằng các món ăn. Bởi chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
2.1. Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu
Các món ăn mặn vào buổi sáng như trứng, bánh mì nguyên cám, yến mạch mặn, súp rau củ… thường giàu protein và chất béo tốt - Hai thành phần có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Điều này giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Đồng thời, giữ mức đường huyết ổn định hơn trong nhiều giờ.
2.2. Kiểm soát cảm giác thèm ăn và quản lý cân nặng
Bữa sáng mặn giàu protein còn giúp tạo cảm giác no lâu hơn so với các món ngọt. Điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn đang muốn kiểm soát cân nặng hoặc tránh ăn vặt không lành mạnh vào giữa buổi. Khi bạn ăn đủ chất vào bữa sáng, khả năng bạn ăn quá nhiều vào các bữa còn lại trong ngày sẽ giảm đi rõ rệt.
Bữa sáng mặn kiểm soát cảm giác thèm ăn và quản lý cân nặng. Ảnh Internet
2.3. Cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho cơ thể
Bữa sáng mặn thường đi kèm với các nguyên liệu nguyên chất như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hũ, trứng, cá… Những thực phẩm này không chỉ giúp no bụng mà còn mang đến nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa – rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
2.4. Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể
Khi chọn bữa sáng mặn, bạn sẽ giảm đáng kể lượng đường bổ sung nạp vào cơ thể. Bữa sáng tránh đường là cách tốt nhất để phòng tránh béo phì, sâu răng, bệnh tim. Đồng thời, giữ cho đường huyết luôn ở mức an toàn.
Bữa sáng tránh đường là cách tốt nhất để phòng tránh béo phì, sâu răng, bệnh tim. Ảnh Internet
3.Gợi ý bữa sáng mặn phù hợp cho người đường huyết cao
Nếu bạn chưa biết nên ăn gì vào buổi sáng để vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe, dưới đây là một vài gợi ý:
- Trứng luộc + bánh mì nguyên cám + vài lát bơ
- Yến mạch nấu mặn với trứng và rau củ
- Cháo cá hồi/đậu hũ non với ít muối
- Bún gạo lứt với rau luộc và ức gà áp chảo
- Salad trứng + đậu gà + dầu ô liu
Chọn bữa sáng là lựa chọn ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết và sức khỏe lâu dài của bạn. Với người có đường huyết cao, ưu tiên bữa sáng mặn, giàu protein và chất béo lành mạnh. Bởi đây chính là cách đơn giản và an toàn để giữ cơ thể luôn ổn định, khỏe mạnh.
Hãy tiếp tục theo dõi 1 Phút 30 Giây để bỏ túi thêm nhiều bí quyết ăn uống khoa học, phù hợp với từng thể trạng nhé!