MỞ QUÁN, LÀM SAO ĐỂ CÓ LÃI… 1 PHÚT 30 GIÂY GIÚP BẠN

MỞ QUÁN, LÀM SAO ĐỂ CÓ LÃI… 1 PHÚT 30 GIÂY GIÚP BẠN

Để có lãi thì chủ quán phải tính toán được một số con số quan trọng sau… Lưu ý là còn nhiều thứ nữa, bài này chỉ note ra những đề mục quan trọng và dễ dàng để bạn có thể kiểm tra nhanh nhất.

 

  1. Chi phí đầu tư: Hãy liệt kê tất cả các chi phí mà bạn sẽ phải bỏ ra khi mở quán: Thường nó sẽ bao gồm chi phí đầu tư thiết bị, chi phí cố định (như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền lương nhân viên, và các chi phí khác), và chi phí lưu động (tiền mua nguyên vật liệu hàng ngày để sản xuất sản phẩm). Ngồi xuống, viết ra, chi tiết, rõ ràng…
  2. Giá cost: Xong phần trên rồi thì giờ bạn phải tính giá cost món ăn là bao nhiêu. Giá cost mà cao quá chứng tỏ bạn làm chưa tốt ưu. Điều này sẽ dẫn đến hoặc lợi nhuận của bạn sẽ bị hẹp lại hoặc nó sẽ khiến cho giá bán…
  3. Giá bán: ở phần 2 làm không tốt sẽ khiến cho giá bán bị cao. Còn nếu bán giá thấp thì sẽ bị bào hết lợi nhuận. Giá bán giúp cho ta đo lường được bán được bao nhiêu suất hay doanh số bao nhiêu thì bắt đầu chạm được mức hòa vốn, từ mức bao nhiêu thì bắt đầu có lãi và bao lâu thì bắt đầu thu hồi vốn theo đúng kế hoạch
  4. Dự trù: Thời gian đầu thì thường chưa làm được phần này nhưng sau khi quán chạy tương đối ổn định thì bạn sẽ dự trù được lượng thực phẩm nhập đầu vào hàng ngày và số lượng bán trung bình hàng ngày. Dự trù giỏi sẽ giúp tối đa hóa được doanh thu và tối thiểu hóa được tiền hoàn hủy thực phẩm
  5. Khách hàng: Nói trung là hay trên giời dưới bể gì không biết, cuối cùng vẫn phải có khách. Có khách thì mới duy trì hoạt động kinh doanh, có khách thì mới triển khai được tất cả những thứ hào nhoáng như trải nghiệm khách hàng, chân dung khách hàng hay tự động hóa… quay trở lại phần 1 thì nên dự trù 3-6 tháng đầu tiên bù lỗ…

 

5 lưu ý trên là những điều cơ bản giúp bạn bước đầu mở quán, kiểm soát được quán ăn của mình và làm được tốt kèm thêm may mắn thì bắt đầu sẽ có lãi. Không có may mắn thì vẫn "đai" như thường.

Nhiều khi chỉ nhìn vào kết quả hôm nay đông khách mà ta không thể biết chủ quán đã đi qua những khúc mệt mỏi như thế nào.

 

Với số chi phí đầu tư ban đầu 150.000.000đ để nhượng quyền Bánh mì 1 Phút 30 Giây.

Well, nhìn thì nó là một con số lớn với 1 gian hàng bánh mì nhưng giá trị mà nó đem lại cho bạn rất nhiều.

1. Chi phí đầu tư: 150tr bao gồm (90tr tiền trang thiết bị, 50tr phí nhượng quyền thương hiệu trong 2 năm, 10tr tiền đảm bảo). bây giờ bạn chỉ việc lo phần tiền thuê nhà, điện nước, lương nhân viên và tiền mua nguyên vật liệu mỗi tháng mà thôi.

 
 

chi phí nhượng quyền của 1 Phút 30 Giây

2. Giá cost: tại 1 Phút 30 Giây cam kết sản phẩm có mức giá thành dao động từ 52%-55%. Tức là lợi nhuận chưa trừ chi phí trên 1 phần bán của bạn sẽ là 45% - 48%. Tức là phần bánh mì giá 25,000đ thì bạn đã bỏ túi 11.000đ - 12.000đ -> một ngày bạn bán tầm 60 phần thì bạn đã có tiền lời khoản 700,000đ. 

 
 

3. Giá bán: giá bán tại 1 Phút 30 Giây là giá bán của một thương hiệu dẫn đầu về thị trường mà chúng tôi đang hoạt động. Qua đó đảm bảo cho khách hàng nhượng quyền đạt mức hòa vốn nhanh nhất có thể (thông thường là 6 tháng thì đã có thể nhận lại số tiền đầu đã đầu tư nhượng quyền và sinh lời). Bạn nghĩ thế nào nếu chỉ việc bỏ ra 25,000đ – 30,000đ cho một bữa sáng bao gồm 1 phần bánh mì giàu năng lượng và 1 ly trà sữa/cacao/pepsi/hồng trà chanh đi kèm.

 

 4. Dự trù: tại 1 Phút 30 Giây bạn cũng không cần quá bận tâm về việc này, vì mô hình hoạt động vô cùng tinh gọn và đơn giản, thêm nữa là mô hình 1 Phút 30 Giây đã có sự đóng gói tối đa để dần hướng tới việc tự động hóa.

 
 

5. Khách hàng: với 14 năm kinh doanh và có 200 gian hàng cùng với hàng trăm điểm bán lưu động tại các cổng trường học tại Tp.HCM thì độ phủ và nhận biết của thương hiệu không phải bàn cãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bạn sinh viên khi quay lại mua sản phẩm 1 Phút 30 Giây lại nói “Đây là sản phẩm tuổi thơ của em”.

 

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang