Nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt là những người muốn khởi nghiệp nhanh chóng với một mô hình đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, việc nhượng quyền không chỉ đơn giản là “xuống tiền” là thành công. Cả bên nhượng quyền và nhận quyền đều cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển bền vững.
1. Câu chuyện thành công từ nhượng quyền
Anh Nguyễn Duy Tiến Trung, từng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính tại Anh, đã quyết định khởi nghiệp tại Việt Nam với dịch vụ chăm sóc mẹ và bé Care With Love thông qua mô hình nhượng quyền. Dù không liên quan đến chuyên ngành đã học, nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc chăm sóc vợ và con, anh Trung tin tưởng vào giá trị và sự tận tâm của thương hiệu này. Anh đã thuyết phục nhà sáng lập để có được quyền kinh doanh thương hiệu, bất chấp khởi đầu trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19.
Tương tự, chị Ngọc, sau thời gian làm việc tại Hệ Thống Thức Ăn Sáng 1 Phút 30 Giây. Chị đã nhận thấy tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh này và quyết định đầu tư nhượng quyền. Với niềm tin mạnh mẽ vào thương hiệu, anh Ngọc đã dốc vốn để mở cửa hàng đầu tiên và nhanh chóng mở thêm 5 điểm bán tiếp theo nhờ doanh thu khả quan.
Mô hình nhượng quyền của Hệ Thống Thức Ăn Sáng 1 Phút 30 Giây
Những câu chuyện trên minh chứng rằng, để thành công với mô hình nhượng quyền, nhà đầu tư cần có đam mê kinh doanh và phải hiểu rõ về thương hiệu mình chọn.
2. Sự đồng hành từ hai phía
Nhượng quyền kinh doanh không chỉ với mục đích mở rộng quy mô, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cả 2 bên – Bên nhận nhượng quyền và Bên nhượng quyền. Theo đó, chủ thương hiệu cần chuẩn hóa mọi khía cạnh, từ quy trình vận hành, đóng gói sản phẩm đến các yếu tố pháp lý, tiếp thị và đào tạo. Điều này, nhằm đảm bảo bên nhận quyền có thể tiếp nhận và vận hành hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bên cần minh bạch và chân thành ngay từ đầu. Sự cởi mở trong trao đổi và thấu hiểu lẫn nhau là yếu tố quyết định để xây dựng mối quan hệ bền vững.
3. Không phải ai cũng thành công với nhượng quyền
Nhượng quyền không phải con đường “màu hồng” cho tất cả mọi người. Chuyên gia Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Go Global Holdings, nhận định rằng nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về nhượng quyền, đặc biệt là các vấn đề pháp lý và vận hành. Điều này có thể dẫn đến những mâu thuẫn hoặc thất bại không đáng có.
Bà Vân khuyến cáo nhà đầu tư nên hiểu rõ mục tiêu và khả năng của mình trước khi quyết định nhận nhượng quyền. Nếu thích rủi ro và sáng tạo, bạn có thể chọn các thương hiệu trẻ. Ngược lại, nếu ưu tiên sự ổn định, hãy chọn những thương hiệu đã có tên tuổi.
Nhượng quyền không phải con đường “màu hồng” cho tất cả mọi người. Ảnh Internet
Tóm lại, nhượng quyền thương hiệu là một con đường tiềm năng nhưng không dành cho tất cả. Để đạt được thành công, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần sự đồng hành, chuẩn bị kỹ lưỡng, và minh bạch trong mọi khía cạnh. Đặc biệt, nhà đầu tư cần hiểu rõ khả năng và mục tiêu của mình để chọn lựa thương hiệu và mô hình phù hợp.
Với sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền cùng sự cố gắng của bản thân, nhượng quyền không chỉ là một hình thức kinh doanh mà còn là cơ hội để nhà đầu tư hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp của mình.