Hợp đồng nhượng quyền thương mại và những lưu ý không nên bỏ lỡ

Hợp đồng nhượng quyền thương mại và những lưu ý không nên bỏ lỡ

Trong những năm gần đây, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Song, nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro và tiềm ấn một số tranh chấp có thể phát sinh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Vậy các bên nhượng quyền nên lưu ý và thỏa thuận gì khi ký hợp đồng để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và thành công? Hãy cùng 1 Phút 30 Giây tìm hiểu thông qua các chia sẻ sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu về hợp đồng nhượng quyền 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại (tên tiếng Anh là franchise agreement) là bản thỏa thuận giữa chủ thương hiệu (bên nhượng quyền) và bên nhận quyền. Nó được thiết lập để củng cố mối quan hệ hợp tác, đảm bảo sự đồng nhất trong việc phát triển và quản lý mạng lưới cửa hàng, cơ sở kinh doanh, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của hợp đồng này, dẫn đến việc thiếu sót những điều khoản cơ bản nhưng quan trọng. Những thiếu sót này có thể đẩy các bên vào tình trạng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ thất bại trong hoạt động nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là bản thỏa thuận giữa chủ thương hiệu (bên nhượng quyền) và bên nhận quyền. Ảnh Internet

2. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền

Khi tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền, việc lưu ý và hiểu rõ về những yếu tố quan trọng là chìa khóa để bảo đảm sự thành công và ổn định trong mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Những vấn đề cần xem xét từ chi tiết hợp đồng đến cam kết chất lượng sản phẩm và quy trình kinh doanh là điều cần thiết để tạo nền tảng vững chắc cho việc hợp tác nhượng quyền.

2.1. Đối với bên nhượng quyền

Khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, có hai yếu tố quan trọng cần được bên nhượng quyền xem xét kỹ lưỡng gồm: 

  • Điều khoản duy trì sự đồng bộ và nhất quán: Điều khoản này của hệ thống nhượng quyền yêu cầu các cửa hàng trong mạng lưới phải hoạt động đồng nhất theo quy định của hợp đồng. Bên nhượng quyền cần thiết lập quy trình kiểm tra và giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn.
  • Điều khoản bảo mật thông tin: Đây được xem là điều khoản trọng tâm quan trọng. Hợp đồng cần quy định rõ về thông tin mật và các biện pháp bảo vệ thông tin, bao gồm thời hạn bảo mật, cơ chế xử lý việc vi phạm và các chi phí liên quan đến việc điều tra hành vi vi phạm.

Bên nhượng quyền cần lưu ý đến điều khoản đồng bộ và bảo mật thông tin. Ảnh Internet

Việc xác định và tuân thủ các điều khoản về đồng bộ và bảo mật thông tin là cơ sở vững chắc để xây dựng, phát triển một mô hình nhượng quyền mạnh mẽ và bền vững. Do đó, bên nhượng quyền cần quy định rõ ràng và dễ hiểu để các bên dễ dàng thực hiện theo. 

2.2. Đối với bên nhận quyền

Tương tự như bên nhượng quyền, cũng có 2 yếu tố quan trọng cần được bên nhận quyền xem xét kỹ lưỡng: 

  • Điều khoản về khu vực được bảo vệ: Đây quy định về khu vực địa lý duy nhất cho bên nhận quyền thực hiện hoạt động kinh doanh, ngăn cản sự can thiệp từ các bên khác.
  • Điều khoản về thời hạn hợp đồng: Điều này cần xác định thời gian hợp đồng để đảm bảo bên nhận quyền thu hồi vốn đầu tư và cân nhắc lợi ích kinh doanh. Đồng thời, các nghĩa vụ và quyền hạn cơ bản cần tuân thủ để tránh việc chấm dứt hợp đồng một cách đột ngột.

Bên nhận nhượng quyền nên quan tâm đến điều khoản được bảo vệ và thời hạn hợp đồng. Ảnh Internet

Thống nhất về khu vực hoạt động cùng với việc thiết lập thời hạn hợp đồng là cơ sở quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi cả hai bên, đảm bảo sự ổn định và minh bạch trong quá trình nhượng quyền thương mại. Những điều khoản này không chỉ xác định sự nhất quán mà còn bảo vệ nguồn lực và lợi ích của cả hai bên. Điều này góp phần quan trọng để tạo nên môi trường kinh doanh ổn định và hiệu quả.

Như vậy, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền là quá trình đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong các điều khoản giữa các bên như trên. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, các điều khoản như hạn chế sản phẩm, dịch vụ, thông tin hay cam kết khác từ cả hai bên cũng cần được xác định rõ ràng. Việc này giúp kiểm soát rủi ro và tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và lâu dài.

Nguồn: Tạp chí kinh tế Sài Gòn
 

Tags: nhuongquyen
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang