Hạ đường huyết được biết đến là tình trạng bệnh lý do suy giảm lượng đừng trong máu gây ra. Biểu hiện chung của tình trạng này là run rẩy, mệt mỏi, tim đập nhanh, mờ mắt, da tái nhợt… Đối với trường hợp nặng, hạ đường huyết có thể gây mất ý thức, thậm chí dẫn đến hôn mê.
Để hạn chế tình trạng hạ đường huyết, bạn cần có chế độ ăn uống và nghĩ ngơi hợp lý. Trong bài viết này, 1 Phút 30 Giây sẽ gợi ý chế độ ăn một ngày cho người bị hạ đường huyết. Đọc ngay để có thêm kiến thức và biết cách duy trì đường huyết ổn định trong suốt cả ngày.
1. Chế độ ăn một ngày dành cho người bị hạ đường huyết
Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học chính là cách tốt nhất để duy trì đường huyết ổn định. Sau đây, 1 Phút 30 Giây sẽ gợi ý các món ăn trong 3 bữa chính (bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều) phù hợp với người bị hạ đường huyết. Mời bạn tìm hiểu ngay!
1.1. Gợi ý bữa sáng dinh dưỡng cho người hạ đường huyết
Theo các chuyên gia, ăn sáng đầy đủ chính là cách năng ngừa tình trạng hạ đường huyết tốt nhất. Một số gợi ý bữa sáng lành mạnh như:
- Trứng luộc ăn kèm ngũ cốc nguyên hạt
- Bột yến mạch kết hợp các loại quả mọng như dâu tây, việt quất hoặc mâm xôi
- Sữa chua kết hợp với mật ong và yến mạch
- Ngoài ra, uống nước trái cây không đường hoặc ăn hoa quả tươi cũng là một lựa hữu ích cho người bị hạ đường huyết.
Trứng luộc là lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng của người bị hạ đường huyết. Ảnh Internet
1.2. Gợi ý bữa trưa cho người bị hạ đường huyết
Bữa trưa của người bị hạ đường huyết nên là một bữa ăn có khẩu phần nhỏ. Đồng thời, sử dụng các loại thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate phức tạp. Chúng có tác dụng cung cấp năng lượng từ từ cho cơ thể. Do đó, lựa chọn lý tưởng cho bữa trưa chính là cá ngừ, ức gà, đậu phụ, bánh mì nguyên cám, rau xanh, khoai lang, salad…
Lựa chọn lý tưởng cho bữa trưa chính là salad. Ảnh Internet
1.3. Gợi ý bữa tối
Đối với bữa tối, bạn nên giảm bớt lượng thực phẩm để tránh đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Hãy chọn các thực phẩm giàu protein kết hợp cùng carbohydrate phức tạp như thịt gà, đậu phụ, cá hấp, rau củ, đậu lăng… Bên cạnh việc duy trì đường huyết, các loại thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Cá hấp là loại thực phẩm giàu protein, phù hợp cho bữa tối của người bị hạ đường huyết. Ảnh Internet
1.4. Bữa ăn nhẹ cho người bị hạ đường huyết
Theo các chuyên gia, người bị hạ đường huyết nên bổ sung bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính. Điều này nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm lượng đường trong máu một cách đột ngột. Các lựa chọn phù hợp cho bữa ăn nhẹ gồm:
- Một quả táo và vài lát phô mai
- Bánh quy nguyên cám với bơ
- Salad từ rau củ tươi như cà rốt, dưa leo, nước sốt mè…
- Sinh tố trái cây hoặc nước ép trái cây không đường.
Người bị hạ đường huyết nên bổ sung một quả táo như bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính. Ảnh Internet
Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, nên bổ sung thêm thực phẩm giàu carbohydrate và protein. Ví dụ như quả mọng kèm bánh quy ngũ cốc, sữa chua với quả mọng hoặc táo với bơ đậu phộng.
2. Một số lưu ý khi lên chế độ ăn cho người hạ đường huyết
- Chọn thực phẩm GI thấp: Người hạ đường huyết nên hạn chế đồ ngọt. Đồng thời, nên chọn thực phẩm giàu chất xơ và GI thấp giúp duy trì năng lượng lâu dài.
- Tránh bỏ bữa và hạn chế đường đơn: Đường đơn như đồ ngọt hoặc nước trái cây có đường. Bởi chúng có thể khiến đường huyết tăng đột ngột và giảm nhanh ngay sau đó.
- Hạn chế uống rượu: Rượu có thể làm giảm đường huyết, đặc biệt khi uống mà không ăn kèm.
3. Cách xử lý khi bị giảm đường huyết đột ngột
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết như mệt mỏi, mắt lờ đờ, da tái nhợt… bạn nên bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate. Ví dụ như nước trái cây không đường, bánh quy giòn… Hành động này giúp tăng đường huyết tạm thời và giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng như mất tỉnh táo, bạn cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn và thăm khám.
Khi bị giảm đường huyết đột ngột bạn nên uống 1 ly nước ép không đường. Ảnh Internet
Trên đây là một số chia sẻ về chế độ ăn một ngày dành cho người bị hạ đường huyết. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc lựa chọn và sắp xếp bữa ăn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp, protein và chất béo tốt sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và đường huyết ổn định.