Bữa sáng từ lâu đã được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chúng giúp khởi động quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, vai trò của bữa ăn sáng không giống nhau đối với từng đối tượng, lứa tuổi hay thể trạng. Mời bạn cùng 1 Phút 30 Giây tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của bữa sáng. Cũng như, những lưu ý để có một bữa sáng khoa học và phù hợp.
1. Những đối tượng cần ưu tiên bổ sung bữa sáng đầy đủ
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, có phải đối tượng nào cũng cần phải bổ sung bữa sáng hàng ngày? Sau đây là những nhóm đối tượng cần ưu tiên bổ sung bữa sáng đầy đủ:
1.1. Trẻ em
Đối với trẻ nhỏ, bữa sáng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em bỏ bữa sáng có nguy cơ thiếu hụt sắt, canxi và i-ốt cao hơn so với trẻ ăn sáng đầy đủ. Một số trẻ em bỏ bữa sáng thậm chí không đáp ứng được mức dinh dưỡng tối thiểu khuyến nghị.
Thống kê từ một nghiên cứu tại Trung Quốc (2010-2012) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi và gầy còm ở trẻ không ăn sáng cao hơn so với nhóm trẻ duy trì thói quen ăn sáng hàng ngày. Vì vậy, đảm bảo bữa sáng đầy đủ dưỡng chất cho trẻ là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển về thể chất và trí tuệ.
Đối với trẻ nhỏ, bữa sáng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Ảnh Internet
1.2. Người suy dinh dưỡng
Bữa sáng là thời điểm cơ thể hoạt động mạnh nhất và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh nhất sau một đêm dài. Với người suy dinh dưỡng, việc bổ sung bữa sáng hợp lý giúp cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất. Đồng thời, kích thích tăng cân tự nhiên và lành mạnh.
1.3. Người bị đau dạ dày
Sau một đêm, dạ dày thường trống rỗng và việc bỏ bữa sáng có thể gây hại nghiêm trọng. Dịch vị dư thừa trong dạ dày sẽ dễ dàng tác động lên các vết viêm, gây tổn thương niêm mạc. Ăn sáng đầy đủ không chỉ giảm nguy cơ đau dạ dày mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, ngăn ngừa vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.
1.4. Người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn sáng giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, tăng cảm giác no và cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối. Đặc biệt, bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhờ vào việc hạn chế lượng đường bổ sung và tăng cường hấp thụ chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh Internet
2. Nhóm người cần cẩn trọng khi ăn sáng
Mặc dù, bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với nhiều người. Tuy nhiên, với nhóm người thừa cân, béo phì, việc kiểm soát năng lượng nạp vào là điều quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý để nhóm người này duy trì bữa sáng lành mạnh và bảo vệ sức khỏe:
2.1. Uống nước trước bữa ăn sáng 30 phút
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng đã chỉ ra rằng uống nước trước bữa ăn giúp giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, giúp giảm lượng thực phẩm tiêu thụ. Những người uống nước trước bữa sáng giảm trung bình 80 calo so với nhóm không áp dụng phương pháp này.
Uống nước trước bữa ăn sáng 30 phút. Ảnh Internet
2.2. Ăn sáng muộn
Theo nghiên cứu tại Đại học Surrey (Anh), việc ăn sáng muộn hơn 90 phút so với thời gian thông thường giúp giảm lượng mỡ cơ thể gấp đôi so với nhóm đối chứng. Thói quen này cũng giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm thiểu tình trạng ăn vặt, đặc biệt vào buổi tối.
2.3. Áp dụng bữa ăn thay thế
Thay thế bữa sáng thông thường bằng các sản phẩm hỗn hợp dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát lượng calo dễ dàng hơn. Thức uống ít calo nhưng giàu protein và chất xơ sẽ cung cấp năng lượng, tạo cảm giác no và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một báo cáo từ Đại học Oxford năm 2018 cho thấy sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn so với các chế độ ăn kiêng thông thường.
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhu cầu ăn sáng giống nhau. Tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng và mục tiêu sức khỏe, bạn nên lựa chọn thực phẩm và phương pháp phù hợp để có một bữa sáng khoa học, lành mạnh. Một bữa sáng đủ dinh dưỡng sẽ không chỉ giúp bạn tràn đầy năng lượng mà còn duy trì sức khỏe lâu dài.